Lịch
sử nhân loại đã hơn một lần chứng minh, một quốc gia, thậm chí là một phe phái
dù có nền quân sự hùng mạnh đến đâu nhưng không có chính nghĩa, bất chấp lẽ phải,
dùng cường quyền đe dọa các dân tộc khác đều chuốc lấy thất bại…
Thời
gian qua, Trung Quốc liên tiếp gây hấn với các nước láng giềng. Ngày 15/4/2013,
một đại đội Trung Quốc, với sự yểm trợ của trực thăng, đã vượt qua lằn ranh gọi
là Đường Kiểm soát thực tế (LAC), được thiết lập sau cuộc chiến tranh giữa hai
nước vào năm 1962 và được coi như là đường biên giới Ấn-Trung.
Ngày
26/4/2013, Bắc Kinh đã lên án việc Philippines kiện bản đồ đường “lưỡi bò” của
Trung Quốc ra trước tòa án của Liên Hiệp Quốc. Báo chí do Nhà nước Trung Quốc
kiểm soát thì thẳng thừng đe dọa chiến tranh với Việt Nam và Philippines.
Ngày
29/4/2013, ba tàu hải giám của Trung Quốc lại xâm nhập khu vực Senkaku/Điếu Ngư
- vùng tranh chấp với Nhật Bản.
Cuối
tháng 3/2013, lực lượng đặc nhiệm của hải quân Trung Quốc đã được triển khai đến
bãi ngầm James mà Malaysia cũng giành chủ quyền, chỉ nằm cách bờ biển Malaysia
có 80km và nằm cách Hoa lục đến 1.800 km…
Đặc
biệt là ngày 30 tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đã đưa du khách tới Hoàng Sa của Việt
Nam kèm với lời lẽ “đe dọa” trên tờ Thời
báo Hoàn cầu (Trung Quốc) rằng nếu chuyến đầu thành công, giới chức Trung Quốc
sẽ mở các chuyến thăm mỗi tháng một, hai lần.
Mặc
dù trước đó, ngày 12/4, ngay khi kế hoạch du lịch bất hợp pháp này được truyền
thông Trung Quốc loan báo, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm phản đối.
Trước
việc làm sai trái trên của Trung Quốc, ngày 30/4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Việt Nam tiếp tục phản đối với lời lẽ kiên quyết: “Chúng tôi yêu cầu phía Trung
Quốc chấm dứt các việc làm sai trái nêu trên, không làm ảnh hưởng đến hòa bình,
ổn định ở biển Đông”.
Cùng
ngày, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến khẳng định: “Quần đảo Hoàng Sa là
một huyện đảo của TP. Đà Nẵng, một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt
Nam. Việc Trung Quốc đưa khách du lịch ra quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm chủ quyền
của Việt Nam, gây bất bình đối với chính quyền và nhân dân Đà Nẵng.
Chúng
tôi phản đối mạnh mẽ hành động phi pháp trên và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt
ngay việc tổ chức du lịch cũng như các hoạt động khác tại quần đảo Hoàng Sa”.
Có
thể nói Trung Quốc ngày càng lộ rõ bản chất tham lam, cố tình gây hấn với các nước
láng giềng và coi thường luật pháp quốc tế.
Điều
này khiến không chỉ các nước láng giềng mà dư luận thế giới cũng đang lo ngại về
điều mà họ gọi là “Giấc mơ Trung Quốc” như trong sách trắng quốc phòng được Bắc
Kinh công bố 16/4, trong đó khẳng định vai trò của quân đội là bảo đảm hiện thực
hoá “giấc mơ Trung Quốc”.
Tô
Hải Long - nhà nghiên cứu ở Viện Đông Nam Á, Đại học Tế Nam viết trên Thời báo
Hoàn cầu rằng: Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã tạo lập một giấc mơ vĩ đại
cho đất nước, bao gồm bảo vệ an ninh hàng hải và xây dựng Trung Quốc thành cường
quốc hàng hải.
Với
những lời lẽ trên, phải chăng cái gọi là “giấc mơ Trung Quốc”chả lẽ lại gồm cả
việc dùng sức mạnh quân sự để xâm chiếm đất đai, bờ cõi của các nước làng giềng
bất chấp luật pháp quốc tế? Phải chăng những hành động leo thang trắng trợn gần
đây đã công khai bộc lộ ý đồ này mà không còn là “phép thử” như lâu nay nhiều
người vẫn lầm tưởng?
Người
Việt Nam ta có câu: “Cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng lòi ra”. Mọi ý đồ tham lam,
thâm hiểm dù được che giấu đến đâu cuối cùng cũng phải lộ diện.
Và
nếu như sự tham lam đã khiến Trung Quốc mờ mắt thì đó là “giấc mơ lú lẫn” của họ
bởi dân tộc Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như cộng đồng thế giới
không để cho Trung Quốc làm điều đó.
Khi
đó, Trung Quốc sẽ cô độc trên lộ trình tìm đến “giấc mơ lú lẫn” của mình.
Lịch
sử nhân loại đã hơn một lần chứng minh, một quốc gia, thậm chí là một phe phái
gồm một nhóm nước dù có nền quân sự hùng mạnh đến đâu nhưng không có chính
nghĩa, bất chấp lẽ phải, dùng cường quyền đe dọa các dân tộc khác thì đều chuốc
lấy thất bại, phải không các bạn?
source: Dantri