Hồn dân tộc thắp sáng biển đảo Tổ quốc!


Khởi công hai ngôi chùa tại quần đảo Trường Sa. Khánh thành ngôi trường đầu tiên trên huyện đảo Trường Sa… Và thêm một tin vui nữa, Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch đã quyết định công nhận Lễ Khao tề thế lính Hoàng Sa là Di sản văn hóa Quốc gia.


  
Đó là những thông tin làm nức lòng nhân dân cả nước trong những ngày tháng tư lịch sử này.
  
Đó là những thông tin làm nức lòng nhân dân cả nước trong những ngày tháng tư lịch sử này.
Hình thành từ cách đây khoảng 400 năm, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được 13 dòng họ trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức vào ngày 19-3 âm lịch hàng năm. Với hai phần nghi thức lễ và hội, Lễ Khao tề thế lính Hoàng Sa tri ân những hùng binh Hoàng Sa đã anh dũng hi sinh khi phụng mệnh triều đình ra quần đảo này cắm bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Suốt bốn thế kỉ qua, các thế hệ người dân Lý Sơn, Quảng Ngãi đã gìn giữ nghi lễ tâm linh này như một giá trị văn hóa truyền thống của cư dân biển đảo. Không chỉ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, Lễ khao lề thế còn khẳng định truyền thống gìn giữ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của đất nước.

Đình làng An Vĩnh còn được xem như một thiết chế chính quyền và tín ngưỡng xưa của cư dân đảo Lý Sơn.

Rồi đây, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa sẽ được quảng bá ra toàn thế giới.

Những ngày này, trên Quần đảo Trường Sa thân yêu còn diễn ra hai sự kiện nữa. Đó là khánh thành ngôi trường đầu tiên ở nơi biên ải của Tổ quốc. Trường Tiểu học Trường Sa được xây dựng trên diện tích trên 200m2 nhưng khá đầy đủ tiện nghi. Cao hai tầng, trường có 6 phòng học từ bậc mầm non đến lớp 5, có thư viện, sân chơi, nhà công vụ cho giáo viên, khu vệ sinh, bể chứa nước ngọt.

Một ngôi trường nhỏ thôi nhưng ý nghĩa thì vô cùng to lớn.

Từ ngôi trường này, các thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước không chỉ học hành mà chính các em và các thầy cô giáo là những cột mốc khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Tổ quốc Việt Nam. Nó thể hiện sự trường tồn của người Việt trên mảnh đất này từ xa xưa và mãi muôn đời sau, không gì lay chuyển.

Cũng vào dịp này, ngày 22 và 23/4, hai ngôi chùa mới đã được khởi công xây dựng tại đảo Sơn Ca và Nam Yết thuộc Quần đảo Trường Sa. Các chùa được xây trên khuôn viên rộng 1.000m2, có đủ nhà Tam bảo, Tam quan, Tả Vu, Hữu Vu, bồn cây và nhiều công trình phụ trợ khác. Hai ngôi chùa mới được thiết kế với khung, cột bằng gỗ lim, mái cong và lợp ngói hài.

Rồi đây từ các ngôi chùa này ngày đêm vang lên lời cầu phúc cho quân dân trên đảo, cho linh hồn những người mất trên biển đảo quê hương và cho quốc thái dân an. Đây cũng là ngôi chùa thứ 5 trên quần đảo Trường Sa kiên cường.

Ngày mai đây, Trường Sa không chỉ là những tiền đồn nơi biên ải. Trường Sa sẽ trở thành thành phố với hàng vạn cư dân sinh sống trên pháo đài giữa biển khơi của Tổ quốc.

Những ngày tháng tư này, hồn dân tộc đang thắp sáng biển đảo Tổ quốc!


Nguồn: Dantri

Lãnh thổ quốc gia là tối thượng!




Gần đây, một loạt các cơ quan, doanh nghiệp đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc in ấn và quảng bá sản phẩm vi phạm qui định của Nhà nước Việt Nam.

Quả cầu của VietinBank Ninh Bình không có hình quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

Lô gô bản đồ Việt Nam quảng cáo sản phẩm thời trang thương hiệu motviet được bày bán tại siêu thị BigC Thăng Long không có chủ quyền vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sách của NXB Sư phạm, NXB Mỹ thuật…  in cờ Trung Quốc cắm trên cổng trường và ở phần tập đánh vần chữ “cờ”.

Thậm chí, bộ sách "Tiếng Hoa dành cho trẻ em" của Nhà xuất bản (NXB) Tổng hợp TP.HCM bài học 14, trang số 35 còn in cả hình đường lưỡi bò.

Nghiêm trọng hơn, gian trưng bày triển lãm tại Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 diễn ra ở Berlin, CHLB Đức còn quảng bá hình ảnh cho nước láng giềng Trung Quốc.

Tất cả những sơ xuất trên đều không thể chấp nhận, đều rất đáng trách bởi nó không chỉ thể hiện sự lơ là, cẩu thả mà còn là biểu hiện ý thức đối với giang sơn đất nước. Nhất là ở giai đoạn hiện nay, khi Trung Quốc đang ngày đêm dùng mọi biện pháp, từ những hành động nhỏ nhất hòng xâm lấn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam chúng ta thì sự tắc trách trên là đáng lên án.

Đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều người, nhiều thế hệ như các sách của những NXB trên.

Tuy không giống như các NXB trên, song trường hợp gian hàng của Tổng cục Du lịch cũng rất đáng lên án. Lý do thứ nhất, đoàn do ông Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn, một trong những lãnh đạo cao cấp của Bộ VH-TT&DL làm trưởng đoàn. Thứ hai, sự việc xảy ra trên trường quốc tế, nơi có năm châu bốn biển nhìn vào.

Đây không thể coi là những sơ xuất bình thường nên cần có những biện phám xử lý nghiêm khắc bởi lãnh thổ quốc gia và tinh thần độc lập dân tộc luôn là tối thượng.

Vì vậy, những việc làm tắc trách trên đáng bị lên án.

Theo: Dantri

Vang vọng lời tiên tổ!




Tưởng tượng ra cái gọi là “đường lưỡi bò”. Xua đuổi ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Cắt cáp tàu Bình Minh 2… Và gần đây, ngang ngược và vô nhân đạo, tàu Trung Quốc còn bắn vào tàu cá của ngư dân ta trên vùng biển Hoàng Sa.

Thế nhưng thật tráo trở, họ lại còn bóp méo sự thật qua lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi: "“Phản ứng của cơ quan chức năng của Trung Quốc trước một tàu cá bất hợp pháp của Việt Nam là đúng đắn và hợp lý”.

Không dừng ở đó, ông Hồng Lỗi còn ngạo nghễ lên mặt “dạy dỗ” chúng ta: “Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam tiến hành các bước nghiêm túc nhằm cải thiện việc giáo dục và quản lý ngư dân để tránh các hoạt động trái phép như vậy”….

Tuy nhiên, tất cả những hành động ngang ngược của Trung Quốc từ trước đến nay không những không làm nhụt ý chí của nhân dân ta mà ngược lại, càng hun đúc thêm tinh thần yêu nước của dân tộc ta.

Tất cả chúng ta đều cùng chung một tâm nguyện: Tổ quốc là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm. Dù kẻ xâm lược có đông đến đâu, vũ khí có tối tân đến đâu cũng không bao giờ khuất phục được dân tộc Việt Nam, một dân tộc yêu chuộng hòa bình nhưng không sợ chiến tranh. Một dân tộc mà mỗi người dân đều sẵn sàng hi sinh tất cả cho công cuộc bảo vệ non sông đất nước. Một dân tộc từ ngàn năm nay luôn luôn phải đương đầu với âm mưu xâm chiếm của ngoại xâm.

Vẫn văng vẳng những câu thơ hào sảng của Lý Thường Kiệt trong bài thơ Thần bất hủ “Nam quốc sơn hà nam đế cư…”. Vẫn còn đây lời Hịch uy nghiêm của Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Vẫn còn đây những áng văn bi hùng trong Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi và vẫn văng vẳng lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về tinh thần yêu nước quật cường: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước...".

Vẫn còn đây lời của Đức vua anh minh Trần Nhân Tông: “… các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta muốn lời nhắn nhủ này như một di chúc cho con cháu muôn đời sau.". Và lời của vua Lê Thánh Tông bảo với triều thần: "Ta phải giữ gìn cho cẩn thận đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của Vua Thái Tổ để lại”.

Không và ngàn lần không để mất dù chỉ một tấc đất thiêng liêng của tổ tiên. Đất nước không chỉ của một ai, cũng không phải chỉ của ngày hôm nay mà là của báo thế hệ đã đổ bao mồ hôi và xương máu mới có được. Đất nước còn là của con cháu chúng ta mãi mãi về sau.

Bảo toàn lãnh thổ là mệnh lệnh tối thượng mà tổ tiên ta truyền lại.


Cờ Tổ quốc tung bay trên biển Hoàng Sa


   Kính tặng tàu QNg 96382 và ngư dân trên biển đảo quê hương 



Đó là một ngày như mỗi ngày trên quần đảo Hoàng Sa
Nơi cha ông ta đã bao đời làm chủ
Nơi ngư dân ta từ ngàn xưa vẫn thường đánh cá
Nhưng buổi sáng nay, một buổi sáng không bình yên

Khi các anh kéo lên mẻ lưới cuối cùng
Bỗng lũ sài lang ầm ầm kéo tới
Cậy thế đông người, chúng hung hăng xua đuổi
Tàu các anh ra khỏi biển quê hương

Không khuất phục được các anh, chúng xả đạn điên cuồng
Lửa phần phật cháy trên khoang lái
Bùi Văn Phải lao lên, không một giây ngần ngại
Ôm chặt lá cờ Tổ quốc trong tay.

Chỉ một lát sau cờ Tổ quốc lại tung bay
Kiêu hãnh, hiên ngang trên biển trời Tổ quốc
Tàu dẫu cháy nhưng cờ không được cháy
Bởi lá cờ là Tổ quốc thiêng liêng.

Xin cám ơn các anh, những người con trung kiên
Cột mốc sống giữa đại dương hùng vĩ
Không chỉ là ngư dân, các anh là chiến sĩ
Canh giữ biển trời Tổ quốc phía tiền tiêu./

                                                       Bùi Hoàng Tám - Dân Trí.

Bài Thơ gửi lãnh đạo Trung Quốc




Cháu lớn lên bao quanh là biển cả
Sớm bầu bạn với những rặng phi lao
Đàn chim yến tìm nơi cao làm tổ
Những hàng thông tiếng gió thổi rì rào

Bà kể chuyện các binh đoàn lính tế
Đảo Hoàng Sa là đất nước là nhà
Dẫu xa xôi nhưng thật là gần gũi
Là máu thịt của bao đời ông cha.

Cũng bởi tại nghịch cảnh của chiến tranh
Cả dân tộc đứng dậy đuổi xâm lăng
Bọn cơ hội tham lam vào xâm chiếm
Giành Hoàng Sa từ đấy đến bây giờ

Người Việt Nam cháu luôn tự hỏi
Người Trung Hoa đất rộng mênh mông
Đây sa mạc, kia là biển cả
Tranh dành chi đất của cha ông (cháu).

Cháu đọc truyện rất thích gương hào hiệp
Người chính nghĩa lấy nhân từ làm trọng
Chuyện ngày ấy Lưu Biểu nhường Kinh Châu
Nhưng Lưu Bị nhất quyết rằng không nhận.
Hỏi dân tộc Việt Nam sao không giận
Đất của ta, đảo cũng là của ta
Ngàn năm ấy yên bình không giành giật
Giờ tàu bè đánh bắt bị đuổi ra.

Những ngư dân hiền lành ra biển cả
Mang theo mình chỉ mảnh lưới cần câu
Ông biết không, thế mà bọn ác bá
Dùng sức mạnh súng đạn bắn cháy tàu.

Cho cháu hỏi một câu nhé
Nếu ông là người Việt sẽ nghĩ sao
Vốn hòa hữu ghét kẻ cường hào
Chắc ông cười và chẳng nói thành câu..

 Lê Quốc Bảo